Dưới đây là kỹ năng đơn giản các mẹ có thể áp dụng:
Giao tiếp bằng mắt: Cha mẹ hãy tận dụng cơ hội để nhìn thẳng
vào mắt của con khi chúng mở mắt. Trẻ sơ sinh biết nhận diện khuôn mặt rất sớm,
nên việc nhìn thấy khuôn mặt của mẹ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp bé lưu trữ
được hình ảnh đó trong bộ nhớ.
Cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ 2 ngày tuổi có
thể bắt chước được những cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ. Đây là dấu hiệu
tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn đề của trẻ.
Để cho bé phản ứng: Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh
của chính mình ở trong gương. Lúc đầu, con có thể nghĩ đó là một em bé dễ
thương và bé sẽ thích khi được em bé trong gương mỉm cười và vẫy tay với bé.
Thực hiện sự khác biệt: Giơ 2 bức ảnh cách khoảng 20cm so
với mặt bé. Mẹ có thể chọn 2 bức ảnh khác nhau, chẳng hạn một bức là hình cái
cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Mẹ nên biết rằng ngay cả bé sơ
sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn khởi đầu cho khả năng tư duy và
đọc của bé về sau.
Bập bẹ nói chuyện với con: Khi mẹ nói chuyện với con, hãy
nói chậm và có khoảng ngừng để bé có cơ hội được đáp lại. Dần dần như vậy, bé
sẽ bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện và lấp kín được khoảng trống
Đa dạng giọng điệu: Bé sẽ thích nghe nhiều giọng điệu khác
nhau từ mẹ, do đó mẹ nên cố gắng đa dạng cách nói chuyện cùng giọng điệu để thu
hút sự chú ý của bé.
Hát một bài hát: Mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nhiều giai điệu phù
hợp với trẻ để có thể hát cho con nghe. Hoặc mẹ hãy trở thành nhạc sĩ, tự sáng
tác ra những vần điệu (chẳng hạn như lời nhạc, này giờ thay tã tới rồi, thay tã,
thay tã…). Một số nghiên cứu cho thất rằng việc làm quen với âm nhạc ngay từ
nhỏ sẽ có liên quan đến khả năng tư duy môn toán học của bé sau này.
Đừng quên cho con nghỉ ngơi: Mỗi ngày, mẹ hãy dành ít
phút ngồi trên sàn nhà với bé, không cần âm nhạc, ánh sáng hay bất cứ trò chơi
nào. Mẹ hãy cứ để bé tự mình ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.
Nằm và chơi: Mẹ nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.
Nằm và chơi: Mẹ nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.
Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé
bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó chỉ
cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.
Tạo sự ngạc nhiên cho bé: Làm bé thỏa thích bằng cách thổi
nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé và sau đó mẹ hãy chú ý quan sát
phản ứng của con.
Chơi trò giấu đồ: Lấy một vài hộp nhựa rỗng, giấu một đồ
chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả các hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé
tìm đồ chơi.
Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho
bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.
Bé thả – mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi
đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé. Có thể trong
trường hợp này bé đang thích thử nghiệm về các định luật hấp dẫn.
Các mẹ hãy thử làm theo những hướng dẫn từ Tuticare Ngo Gia Tu Long Bien sẽ giúp ích được nhiều cho sự phát triển của em bé đấy.
Bài viết liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét